Du khách có thể thuê một chiếc thuyền lớn, lênh đênh trên đầm trong một giờ với giá khoảng 100.000 - 120.000 đồng và tận hưởng các món ngon ngay tại thuyền như tôm sú nướng, bạch tuộc xào ớt,... Đặc biệt không thể không kể đến món bánh khoái cá kình - đặc sản độc lạ, thơm ngon, bổ dưỡng nhưng giá bình dân, chỉ có ở Huế.
Theo người dân, tên gọi món bánh khoái này xuất phát từ cách làm bánh. Loại bánh này thường được người Huế chế biến bằng cách “đổ bánh” trong các chảo nhỏ trên bếp củi hay bếp than, tương tự như bánh xèo.
Trong quá trình nấu, bếp sinh ra nhiều khói, bay nghi ngút quanh chảo khiến những chiếc bánh này bị ám mùi khói nên người ta gọi là bánh khói. Tuy nhiên, theo cách đọc của nhiều người Huế, “khói” đọc chệch thành “khoái” nên từ đó, món có tên là bánh khoái.
Món bánh khoái cá kình thoạt nhìn khá đơn giản nhưng đòi hỏi sự kỳ công trong khâu tuyển chọn nguyên liệu. Món ăn này còn đặc biệt ở chỗ, thông thường người bán bánh khoái cá kình ở chợ làng Chuồn không có sẵn. Thực khách muốn ăn phải tự ra khu bán cá trong chợ để mua cá kình rồi mang về cho các o, các mệ đổ bánh xèo chế biến giùm với tiền công từ 3.000 - 5.000 đồng/chiếc.
Muốn chọn được mẻ cá kình ngon, du khách phải đi chợ sớm, khi ngư dân vừa đưa thuyền đánh bắt trở về. Khu chợ cá nổi tiếng nhất ở huyện Phú Vang chính là chợ làng Chuồn. Theo người dân địa phương, cá kình muốn ngon phải chọn con to cỡ 3 đầu ngón tay, thân màu ánh vàng và dày thịt.
Trước khi chế biến, cá được đem rửa sạch, để nguyên con. Ruột cá cũng được giữ lại để tăng độ bùi bùi, béo ngậy. Theo quan niệm của người địa phương, ruột cá kình chứa nhiều thành phần tốt cho sức khỏe, ăn vào sẽ giúp an thần, ngủ ngon giấc.
Để làm món bánh này, đầu tiên, người ta chiên vàng cá kình trên chảo dầu nóng trước. Loại chảo được sử dụng có kích thước nhỏ, phẳng, vừa đủ tráng chiếc bánh bằng cỡ hai bàn tay chụm lại.
Khi cá chín vàng, dậy mùi thơm thì đổ bột bánh đã được khuấy đều vào, thêm ít rau như giá đỗ, hành lá,... rắc lên trên. Bột bánh phải đổ đều tay, tràn khắp chảo để bánh có độ mềm, mỏng. Chờ chừng 2-3 phút là bánh chín, nhấc khỏi chảo để tránh tình trạng bột bánh còn sống hoặc cháy quá.
Người địa phương nhận xét, bánh khoái cá kình ngon nhất khi ăn nóng và sử dụng tay không thay vì dùng đũa. Khách gỡ xương cá đến đâu, ăn luôn đến đấy. Cá kình có vị đậm đà, bùi bùi, thịt dai mềm. Còn bánh khoái tuy mỏng nhưng đủ để du khách cảm nhận được độ dai giòn, bùi ngậy của bột gạo, kết hợp chút rau giúp giảm cảm giác ngấy.
Bánh khoái cá kình được ăn cùng với mắm nhĩ, cho thêm ớt và nước mắm chua ngọt. Cá kình thì chấm với nước mắm nhĩ, còn bánh khoái lại chấm nước mắm chua ngọt. Sự kết hợp lạ lùng này mang đến hương vị khó quên cho món ăn.
Thời xưa, muốn thưởng thức bánh khoái cá kình, khách phải lặn lội về tận chợ làng Chuồn, cách trung tâm thành phố hơn 10km. Hiện nay, các nhà hàng, quán ăn bán hải sản ở thành phố Huế đã phục vụ món này trên thực đơn.
Tuy nhiên, bánh khoái cá kình của làng Chuồn vẫn ngon và nổi tiếng chuẩn vị nhất. Món ăn này có giá dao động từ 20.000 - 30.000 đồng/suất, tùy loại cá bé hay cá to, bánh bé hay bánh to.
Ngoài cá kình, du khách có thể thưởng thức bánh khoái với các loại hải sản đặc trưng khác ở đầm chuồn như tôm, mực, cá dìa,... Mỗi nguyên liệu sẽ tạo nên hương vị khác nhau cho món ăn, đảm bảo làm nức lòng du khách.
Bánh khoái mực, tôm,... cũng được thực khách yêu thích và thưởng thức khi ghé Huế (Ảnh: Bánh khoái làng Chuồn).
Chị Thủy Hằng - du khách đến từ Hà Nội chia sẻ, vài lần có dịp ghé thăm Huế, cô đều tới làng Chuồn để thưởng thức món bánh khoái cá kình. 9X nhận xét, đây là món ăn hội tụ đủ các yếu tố như ngon, bổ, rẻ.
“Mình từng đọc một số bài chia sẻ trên các diễn đàn mạng chuyên về du lịch và thấy ấn tượng với món bánh khoái cá kình chỉ có ở Huế. Bởi vậy, khi có dịp ghé thăm vùng cố đô, mình đã dành thời gian đi tới làng Chuồn để thưởng thức đặc sản này.
Món ăn hấp dẫn ngay từ tên gọi đến cách chế biến. Tuy trông giống bánh xèo nhưng bánh khoái cá kình có hương vị riêng, mà thực sự ăn là khoái. Mình vốn không thích ăn cá nhưng đã mê mẩn món bánh này từ lần đầu tiên. Chấm theo thang điểm 10 thì bánh khoái cá kình đạt 9 điểm”, Hằng hài hước chia sẻ.
Phan Đậu
Đầu năm 2023, tour khám phá những nhà cổ trăm tuổi ở làng cổ Đồng Hòa Hiệp (Tiền Giang) được lựa chọn là 1 trong 20 tour du lịch độc đáo nhất Việt Nam do Tổ chức kỷ lục Việt Nam công bố.
Chủ nhân ngôi nhà hiện tại là ông Phan Văn Đức (77 tuổi), thường được gọi là ông Ba Đức. Ông Ba Đức là đời thứ 6 sinh sống và quản lý ngôi nhà.
Theo ông Đức, ngôi nhà xây dựng trên mảnh đất rộng 2 mẫu Nam Bộ, tương đương 20.000m2. Trước nhà là khoảng sân rộng phủ xanh cỏ cây, hoa lá. Nhà được chia thành 2 phần: Nhà trên và nhà dưới, cách nhau khoảng sân - gọi là thiên tĩnh (giếng trời) - đóng vai trò cung cấp ánh sáng. Nhà trên là nơi thờ tự, tiếp đón khách, nhà dưới là nơi gia đình sinh hoạt.
Trước cửa chính là bậc thang tứ cấp rộng. Theo hướng dẫn viên, xưa kia, trước khi lát nền nhà, gia chủ rải một lớp muối bên dưới, trước là để chống ẩm mốc, sau là làm mát sàn những ngày nắng nóng. Nền nhà cao hơn mặt đất khoảng 10cm, để tránh nước tràn vào nhà khi mùa lũ về, cũng là chống côn trùng.
![]() | ![]() |
Ngôi nhà mang đậm nét kiến trúc dân gian Nam Bộ Việt Nam thế kỷ 19 và có sự tiếp thu phong cách người Pháp, người Hoa.
Ông Ba Đức cho hay, năm 1938, cụ Phan Văn Cương cho trùng tu và sửa chữa ngôi nhà. Giữ một chức quan thời Pháp, cụ Cương có cơ hội tiếp xúc cùng giới chức Pháp và tiếp thu tinh hoa kiến trúc Phương Tây. Do đó, ngôi nhà chỉnh trang theo lối kiến trúc Đông - Tây kết hợp.
Ví dụ, mặt tiền nhà có cột trụ tròn, mái vòm cong, điêu khắc hoa văn tinh xảo - mang nét kiến trúc phương Tây. Nhà được nâng trần cao lên, giúp nhiều ánh sáng, thoáng khí, đông ấm, hạ mát.
Đặc điểm chung của các ngôi nhà cổ Đông Hòa Hiệp là mái lợp ngói âm dương hoặc vảy cá, cột gỗ to cao; kèo, đòn tay, đòn dông, vách ngăn, vách… đều bằng gỗ.
![]() | ![]() |
Phía trong gian chính, các cột gỗ được làm bằng gỗ căm xe Lào, chịu nước tốt, độ bền cao, tới nay hơn 170 năm vẫn bền, bóng, đẹp. Tại đây đặt ban thờ trời đất, tổ tiên, câu đối trang nghiêm. Hai câu đối hai bên gian thờ lần lượt là "Tích đức thắng di kim xứ thế đang đạo tư mã tuần - Vi thiện dĩ vi bảo trì thân nghi tỉnh sở thư ngôn", đại ý khuyên răn con cháu trong gia đình "tích đức đáng quý hơn tiết kiệm tiền bạc, làm việc thiện đáng giá như lưu giữ châu báu".
Ông Ba Đức cho biết, bộ bàn ghế gỗ ở chính giữa căn phòng có tuổi đời hơn 100 năm. Các bình gốm, đèn dầu, đèn trang trí trong nhà đều là đồ cổ, được gìn giữ qua nhiều đời nhưng vẫn sáng bóng, họa tiết, hoa văn sắc nét.
Trên 3 bức tường chính xung quanh gian phòng khách được vẽ 9 bức tranh. Mỗi bức tranh là cảnh một làng quê bình dị bên dòng sông hữu tình. Ðược biết, 9 bức tranh này tượng trưng cho dòng sông Cửu Long.
Ông Đức cho hay, phần hoa văn trang trí tường được giữ nguyên vẹn từ năm 1938. Nếu tường bám bẩn, chủ nhà sơn lại màu trắng, không tác động tới phần hoa văn.
![]() | ![]() |
Phòng nhỏ phía sau ban thờ là nơi đặt các tủ gỗ chứa chén, đĩa, ấm gốm sứ cổ tráng men xanh, sách và treo hình ảnh kỷ niệm của gia đình. Ông Ba Đức thông thạo tiếng Anh, tiếng Pháp và chữ Hán - Nôm. Ông có thể giới thiệu, chia sẻ thông tin cơ bản về ngôi nhà với cả khách nước ngoài. Các con đều học hành thành đạt, con trai út là tiến sĩ ngành Phật học, đang công tác tại Singapore.
Gian nhà phía trước và sau nối với nhau bằng khoảng sân - gọi là thiên tĩnh (giếng trời). Năm 1946, góc sân này từng bị cháy trong một trận càn quét của lính Pháp.
Nhà cổ Ba Đức hiện mở cửa đón du khách với giá vé tham quan 22.000 đồng/người. Ngoài nhà cổ này, tại Đông Hòa Hiệp còn có nhà cổ ông Xoát, ông Tòng...
Hình thành và phát triển thịnh vượng từ khoảng thế kỷ 19, Đông Hòa Hiệp là một trong ba làng cổ Việt Nam được Cục Du lịch Việt Nam cùng Tổ chức Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) lựa chọn để đầu tư phát triển mô hình du lịch nông thôn.
Du khách có thể di chuyển bằng thuyền, xuồng máy của người dân miền Tây hay các đơn vị như Cai Be Princess, thuyền Sông Xanh để trải nghiệm trọn vẹn vẻ đẹp, cuộc sống vùng sông nước ở huyện Cái Bè. Trong lịch trình tour, du khách sẽ thăm chợ nổi, xưởng làm kẹo dừa, bánh tráng, thăm lò gạch, nhà cổ, thưởng thức đặc sản...
" alt=""/>Du khách 'xuyên không' tại ngôi nhà cổ 173 tuổi ven sông ở Tiền GiangVideo trên thu hút 88.000 lượt xem cùng hàng nghìn lượt tương tác, bình luận. Nhiều người dùng mạng xã hội bày tỏ sự an ủi đối với nữ y tá đang đau buồn. Một người viết: "Nghề này sẽ khiến bạn thương tiếc những người mà bạn hầu như không biết”.
Những người làm trong ngành y chia sẻ với nữ y tá: "Tôi không thể quên ngày một bệnh nhân qua đời khi tôi nắm tay anh ấy lúc truyền dịch” hay “Tôi đã mất một bệnh nhân mà tôi được giao nhiệm vụ chăm sóc. Tôi nhìn cô ấy trút hơi thở cuối cùng. Thật đau lòng khi cha mẹ cô ấy bước về phía tôi và nói lời cảm ơn".
Trước đây, y tá Kim cũng tâm sự rằng điều tồi tệ nhất với một nhân viên y tế là “Một bệnh nhân bạn nghĩ đang có dấu hiệu phục hồi tốt bỗng nhiên qua đời. Điều đó khiến bạn nghĩ rằng mình chưa cố gắng hết sức, suy nghĩ đó sẽ ám ảnh bạn suốt cả tuần”.